HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CƠ BẢN
1. Về núm đồng hồ
Ngoài 2 loại trên, chúng ta có thêm một số loại đồng hồ khác với 2 núm, 3 núm và có thể đi kèm các núm bấm. Quý khách có thể xem thêm ở các bài viết chi tiết hơn về từng mẫu cụ thể.
2. Cách chỉnh giờ và lịch cho đồng hồ với núm có 2 nấc
Bước 1: Tháo đồng hồ ra khỏi cổ tay
Bước 2: Xác định mốc 0h (12h đêm) bằng cách kéo núm ra vị trí nấc 2 và vặn kim giờ quay theo chiều kim đồng hồ đến khi nhảy lịch thì đó là 0h đêm. Sau đó vặn kim giờ ra khỏi vị trí 4h sáng (Không chỉnh lịch vào khoảng thời gian từ 21h tối đến 4h sáng vì có thể ảnh hưởng đến bánh răng của lịch)
Bước 3: Kéo núm ở vị trí nấc 1. Vặn theo 1 chiều để chỉnh lịch ngày và vặn chiều ngược lại để chỉnh lịch thứ (nếu đồng hồ có lịch thứ). Lưu ý: đối với lịch ngày, chỉ vặn xuôi, không nên vặn ngược.
Bước 4: Kéo núm ở vị trí nấc 2, vặn kim giờ thuận chiều kim đồng hồ để chỉnh giờ và phút.
Bước 5: Đóng chặt núm về nấc 0.
3. Một số lưu ý khi sử dụng đồng hồ
Để chiếc đồng hồ được hoạt động bền bỉ và chính xác, Quý khách cần lưu ý một số vấn đề sau:
- KHÔNG chỉnh lịch ngày, thứ, tuần trăng...vào khoảng thời gian từ 21h đến 4h sáng hôm sau.
- KHÔNG để núm đồng hồ hở bằng cách đóng chặt núm về vị trí nấc 0. Việc hở núm là một trong những nguyên nhân khiến đồng hồ bị vô nước. Trong trường hợp phát hiện đồng hồ vô nước, Quý khách nhanh chóng gửi đến các cơ sở bảo hành càng sớm càng tốt, nên xử trí trong ngày.
- KHÔNG sử dụng sai khuyến cáo của hãng về độ chống nước.
LƯU Ý: Đồng hồ qua sử dụng có thể không còn giữ được độ chống nước tối ưu như hàng mới do sự "lão hóa" của các gioăng cao su chống nước qua quá trình sử dụng.
- KHÔNG để đồng hồ ở gần các vật có từ trường mạnh như nam châm, loa, tivi, các thiết bị điện...
- KHÔNG để đồng hồ tiếp xúc với các chất có tính ăn mòn mạnh như nước muối, axit, cồn...
- KHÔNG để đồng hồ rơi hay va đập mạnh.
Trên đây là một số hướng dẫn sử dụng đồng hồ cơ bản, hy vọng Quý khách luôn có những chiếc đồng hồ "mang đẹp, dùng bền".
Xin trân trọng cảm ơn Quý khách